Cần làm gì để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí?

Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì đối với ngành cơ khí. Gia công cơ khí là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong ngành cơ khí. Đây là quá trình các chủ thể sử dụng các loại máy móc, công nghệ áp dụng các nguyên lý để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, và gia công cơ khí cũng có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người.

Tuy nhiên trong khâu gia công cơ khí cũng tồn tại rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn gây nguy hại đến công nhân cũng như máy móc. Thế nên hôm nay qua bài viết này Long Nhật Mechnic sẽ giúp bạn biết được những nguy hiểm và cách phòng tránh trong gia công cơ khí nhé!

Gia công cơ khí là gì?

– Gia công cơ khí là quá trình sử dụng máy móc, kỹ thuật cơ khí, công nghệ và các nguyên lý vật lý để tạo nên những thành phẩm cơ độ chính xác cao, ứng dụng sâu rộng trong hoạt động kinh tế của các ngành chế tạo máy móc khác và đời sống con người.

– Gia công cơ khí chính xác là việc sử dụng những hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao (máy mài, cưa, máy phay, máy tiện…) kết hợp với trình độ kỹ thuật cao để tạo ra sản phẩm.

– Vật liệu sử dụng trong sản xuất, gia công cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…

– Máy móc sử dụng trong quá trình gia công cơ khí: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bắng máy cnc. Việc sử dụng những máy này giúp quá trình gia công cơ khí diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét, sáng bóng cho thành phẩm.

– Công nghệ sử dụng trong quá trình gia công cơ khí:

  • Công nghệ gia công không phôi: là công nghệ gia công viến dạng, gia công áp lực và gia công nóng gồm các hoạt động như dập nguội, đúc, dập nóng, hàn, rèn, cán, ép, kéo…
  • Công nghệ gia công phôi: gồm các hoạt động tiện, phay, mài, cắt gọt, bào…
  • Ngoài ra, còn một số công nghệ khác sử dụng trong quá trình gia công cơ khí như gia công bằng sóng siêu âm, gia công ằng chùm điện tử, gia công bằng tia lửa điện.

Những tai nạn có thể xảy ra khi gia công cơ khí

Tai nạn là điều không ai mong muốn xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, tai nạn vẫn có thể xảy ra và gây mất an toàn trong gia công cơ khí cho người lao động nếu không thật sự cẩn thận.

Dưới đây là một số tai nạn thường gặp trong lĩnh vực gia công cơ khí:

  • Vật liệu (phôi) bắn vào mắt;
  • Bị máy cán, cắt, kẹp,…;
  • Quần áo, trang phục, tóc bị cuốn vào máy móc;
  • Đâm thủng;
  • Điện giật;
  • Bỏng;
  • Va đập, sập đổ;
  • Vấp ngã;

Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi gia công cơ khí

Bất kể những tai nạn gì trong khâu gia công cơ khí đều có những nguyên nhân của nó, vậy bạn hãy cùng Nhà máy cơ khí P69 xem đó là những nguyên nhân gì nhé!

1. Nguyên nhân chung

– Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn: Đồ dùng, thiết bị bảo hộ bị thiếu hoặc hỏng hóc;

– Máy móc thiết bị hỏng hóc: Hỏng bộ phận điều khiển máy, hở điện không đảm bảo;

– Công nhân viên, kỹ sư vi phạm các nội quy an toàn gia công cơ khí, vi phạm quy trình vận hành máy móc, vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm nhà nước,…;

– Môi trường làm việc không đảm bảo: thông gió không tốt, ánh sáng kém, ô nhiễm tiếng ồn vượt quá mức độ cho phép,…;

– Nhà xưởng sắp xếp không khoa học, máy móc, các nguyên vật liệu và thành phẩm gia công cơ khí bừa bộn, giao thông đi lại trong xưởng không thuận tiện;

– Vị trí của máy móc khi được lắp đặt hoặc khai thác sử dụng không hợp lý: lắp đặt sai kỹ thuật, các cơ cấu an toàn vận hành hay cơ cấu điều khiển máy gia công chưa thực sự đáp ứng các quy chuẩn về an toàn lao động

– Các tiêu chí về công nghệ, quy trình vận hành máy móc, trang thiết bị chưa được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn về an toàn trong ngành nghề, lĩnh vực mà máy đang hoạt động.

2. Những nguyên nhân cụ thể

Bên cạnh những nguyên nhân chung, với mỗi phương pháp khác nhau sẽ tiềm ẩn những nguyên nhân gây mất an toàn trong gia công cơ khí khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân tai nạn khi gia công cắt gọt

– Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn khi gia công cơ khí cắt gọt là:

  • Các bộ phận trên cơ thể (tay, chân,…) hoặc do quần áo của người lao động không gọn gàng có thể bị cuốn trực tiếp vào máy móc khi đang vận hành.
  • Do nguyên vật liệu không bền chắc, đá mài vỡ và văng ra gây mất an toàn đối với người lao động.
  • Do mũi khoan được lắp không chặt và văng ra.
  • Do phôi cứng bắn, văng vào người hoặc nhiệt độ gia công phôi quá cao dẫn đến tình trạng bỏng.
  • Phôi được gia công với tốc độ nhiều và liên tục, tạo thành dây quấn vào người lao động hoặc tích tụ thành miếng văng ra.

2.2. Nguyên nhân tai nạn khi gia công nguội

– Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công nguội là:

  • Do chuyên môn của người lao động không tốt, động tác và tư thế gia công không đúng.
  • Do gá, kẹp cố định chi tiết không chặt, không đúng kỹ thuật.
  • Do máy móc gia công nguội được thiết kế khá đơn giản, kết cấu máy không đảm bảo bền vững, thiếu an toàn.
  • Do sự va chạm của các dụng cụ cầm tay và người lao động có thể là vô ý hoặc cố tình bất cẩn.

2.3. Nguyên nhân tai nạn khi gia công hàn – cắt kim loại

– Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công cơ khí hàn – cắt kim loại là:

  • Do hở điện gây giật khi hàn.
  • Do hồ quang hàn tỏa nhiệt lượng cao làm bỏng da, đau mắt người lao động.
  • Gia công hàn – cắt kim loại cần sử dụng lửa có thể gây cháy nổ, mất an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp.
  • Do que hàn cháy tạo ra khí độc và bụi thải vào môi trường xung quanh người lao động như: cacbonic, silic, mangan, oxit kẽm,…
  • Do gia công cơ khí ở những địa hình, khu vực nguy hiểm như: trên cao, trong lòng ống, trong lòng đất,…

2.4. Nguyên nhân tai nạn khi gia công áp lực

– Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn trong gia công cơ khí áp lực là:

  • Do quy trình gia công cán, dập, rèn,… ở trạng thái nóng có thể gây bỏng đối với người lao động.
  • Do không cẩn thận trong quá trình sử dụng các dụng cụ cầm tay (kìm, búa, kéo,…).
  • Do chi tiết cố định phôi không chắc chắn hoặc do kẹp không chính xác vị trí gây văng ra phôi ra ngoài.

Cách đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí

Có rất nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sản xuất cơ khí, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

1. Biện pháp giành cho người lao động khi vào xưởng gia công sản xuất cơ khí

  • Mang theo các loại kính an toàn hoặc các thiết bị bảo vệ mắt trong xưởng sản xuất.
  • Mặc quần áo theo đồng phục của phân xưởng, không mặc quần áo quá rộng khi vận hành máy
  • Tháo tất cả các vật không cần thiết khi làm việc tại xưởng như trang sức, đồng hồ…
  • Không mang găng tay khi vận hành máy
  • Đối với những lao động tóc dài khi vào phân xưởng nên buộc gọn lại hoặc bảo vệ bằng mũ lao động của phân xưởng, bọc lưới bảo hộ thích hợp.
  • Không sử dụng giày vải, guốc cao hay dép trong xưởng vì chúng không bảo vệ được đôi chân của chúng ta khi đi vào xưởng, bạn nên mang theo giày bảo hộ theo quy định của xưởng.
  • Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng, có thể gây chập hoặc cháy nguồn điện.
  • Đào tạo cách vận hành máy móc thiết bị mới cho nhân công trong xưởng sản xuất.

2. Đối với phân xưởng, máy móc

  • Thường xuyên vệ sinh phân xưởng (quét dọn bề mặt xưởng), sắp xếp gọn gàng có nhà kho để nguyên vật liệu
  • Kiểm tra máy móc trước khi vận hành quá trình sản xuất mới
  • Sau mỗi ngày sản xuất nên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cần thiết, không để máy móc, thiết bị lao động quá bẩn.
  • Dùng bàn chải để vệ sinh những phần phoi vụn
  • Không để các vật dễ cháy trong phần xưởng, chú ý nguồn điện nên để những chỗ thuật tiện và tránh xa những chỗ dễ cháy và nước.
  • Có các bộ phận bảo vệ, che chắn máy giúp máy móc bền hơn và dễ vệ sinh hơn
  • Trang bị các biện pháp, thiết bị phòng cháy chữa cháy
  • Đảm bảo hệ thống điện an toàn
  • Sử dụng hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, các vùng nguy hiểm

Add a Comment

Your email address will not be published.

shares
Liên hệ ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!